Về Côn Đảo nghe sự tích miếu Bà

Du khách có dịp đi du lịch Côn Đảo thì nhớ dành ít thời gian ghé thăm miếu Bà để được trực tiếp nghe kể về sự tích miếu Bà nhé, rất hay đấy.

t144229

Miếu Bà Còn có tên là An Sơn Miếu, được xây lần đầu tiên từ năm 1785 là nơi thờ bà Phi Yến tục gọi Lê Thị Răm, thứ phi của chúa Nguyễn Ánh. Ở Côn Đảo, người dân địa phương tôn sùng hai người phụ nữ như những bậc thánh nữ linh thiêng, đó là Bà Phi Yến và liệt sĩ anh hùng dân tộc chị Võ Thị Sáu. 

Ngôi miếu này rất linh thiêng đối với những người dân trên đảo và nó gắn liền với một câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, giàu lòng yêu nước. Năm 1783, sau khi thua quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh mang theo vợ, con và khoảng 100 gia đình thuộc hạ chạy ra đảo Côn Sơn. Để đánh lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự  định gửi con cả là hoàng tử Cảnh đi theo cố đạo Bá Ða Lộc sang Pháp cầu viện. Bà Phi Yến đã can ngăn chồng, đừng làm việc “cõng rắn cắn gà nhà” để người đời chê trách. Nguyễn Ánh không những không nghe lời khuyên của bà mà còn tức giận, nghi bà thông đồng với quân Tây Sơn, nên định giết bà. Nhờ quân thần can xin, Nguyễn  Ánh đã tống giam bà vào một hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ, về sau núi đó được đặt tên là hòn Bà.

Mieu-Ba-Phi-Yen-1

Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra biển. Hoàng tử Cải (còn gọi là hoàng tử Hội An), con bà Phi Yến lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng. Trong cơn tức giận và nghĩ rằng bụng dạ Cải rồi cũng như mẹ nó nên Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác hoàng tử Cải đã trôi vào bãi biển Cỏ Ống. Dân làng đã chôn cất hoàng tử. Bà Phi Yến, theo truyền thuyết được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang và về sống với dân làng Cỏ Ống để trông nom mộ hoàng tử Cải. Năm 1785, lúc mới 25 tuổi, nhan sắc đang thời tười thắm, lộng lấy,bị tên đồ tể trong làng muôn hái mận bẻ đào động vào cánh tay, để  giữ vẹn mình trong sạch, bà Phi Yến đã tự mình chặt đứt cánh tay và sau đó tự sát.

Đức bà Phi Yến là tấm gương ái quốc cương quyết chống lại vị chúa độc tài, không chịu đồng lõa với những hành động  có tội với lịch sử.

Nhân dân trên đảo vô cùng thương tiếc bà và đã lập nên ngôi miếu to, đẹp để thờ bà. Năm 1861, sau khi chiếm đảo, Pháp đã quyết định di dời toàn bộ dân vào đất liền để xây nhà tù. Ngôi miếu bị đổ nát dần. Năm 1958, nhân dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu trên nền cũ. Từ truyện tích trên mà Nam Bộ có câu ca:

                                        “Gió đưa cây Cải về trời

                                   Rau Răm ở lại chịu lời đắng cay” 

Nội dung câu chuyện trên (di sản văn hóa phi vật thể) gắn với ngôi đền (di sản văn hóa vật thể) là căn cứ để di tích này được xếp hạng. Với tính chất là di sản văn hóa dân gian, miếu Bà rất được chú ý trong quần thể di tích lịch sử cách mạng nhà tù Côn Đảo.

 

 

Leave a Reply