Nghĩa trang Hàng Dương sự tàn bạo và khắc nghiệt

Nghĩa trang Hàng Dương là một trong những nghĩa trang liệt sĩ lâu đời nhất ở Việt Nam và là nghĩa trang lớn nhất ở Côn Đảo. Kể từ ngày thực dân Pháp chiếm đóng Côn Đảo năm 1861 và lập nhà tù ở đây từ năm 1862 để giam cầm, đày ải, tra tấn dã man và giết hại hàng vạn chiến sĩ cách mạng thì nghĩa trang Hàng Dương cũng ra đời.

Nghĩa trang liệt sỹ Hàng Dương cùng với các di tích lịch sử ở Côn Đảo được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (lần 2). Nơi đây là vùng đất linh thiêng ghi dấu sự đấu tranh kiên cường, anh dũng của các anh hùng, chiến sỹ cách mạng và đồng bào trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ.

Ở nghĩa trang Hàng Dương, các phần mộ của cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong, quê ở xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, hy sinh ngày 06/9/1942, được tôn tạo trang trọng. Tấm gương kiên trung, một lòng vì nước, vì dân của đồng chí Lê Hồng Phong được các thế hệ chiến sỹ cách mạng bị giam cầm ở Côn Đảo noi theo. Mặc dù mộ của đồng chí bị đế quốc phá nhiều lần nhưng các thế hệ chiến sỹ cách mạng đã xây lại… Mộ của liệt sĩ Võ Thị Sáu- người nữ anh hùng quê miền đất đỏ Bà Rịa Vũng Tàu, người dân trên đảo thành kính gọi là “Cô Sáu”- được xây dựng bằng đá hoa cương, nằm ở phía tay trái của khu trung tâm Nghĩa trang Hàng Dương…

Nữ Anh hùng – Liệt sĩ Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi và nhanh chóng trở thành nữ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ, huyện Long Đất (tỉnh Bà Rịa).

Đến Côn Đảo viếng Nghĩa trang Hàng Dương, tìm lại ghi dấu những chứng tích lịch sử hào hùng của hàng vạn nhà yêu nước, những chiến sĩ cách mạng đã hi sinh và an nghỉ ở nơi đây.

Leave a Reply