Địa hình chủ yếu là vùng đồi núi,ưu thế bởi các dãy đá granit,xung quanh được biển bao phủ,khí hậu và thiên nhiên luôn khắc nghiệt nhưng nơi đây vẩn có một loài cây vẫn sinh tồn mạnh mẽ bao thời nay,không những bảo vệ con người và vùng đất này trước sóng gió của biển cả mà nó còn nuôi sống người dân từ khi đặt chân đến mảnh đất khô cằn đầy đá sỏi này.Có thể nói cây bàng đã trở thành biệu tượng của người dân nơi đây.
Du Lịch Côn Đảo du khách sẽ thấy những người dân Côn Đảo nói rằng mứt bàng là đặc sản được nhiều du khách ra đây ưa thích và mua về làm quà xứ đảo, tôi ngạc nhiên và tưởng mình nghe lầm. Du khách đến Tour du lịch Côn Đảo thường lựa chọn mứt hạt bàng làm quà lưu liệm cho những người thân sau những chuyến đi.
Mứt hạt bàng có hai loại, mặn và ngọt, được rang với muối hay với đường. Người ta lượm từng quả bàng chim ăn rụng, đem về phơi khô chừng bốn năm nắng rồi dùng dao đập vỏ tách lấy hạt. Mất vài giờ đồng hồ vừa chẻ vừa vừa tách trái bàng, dùng tăm khều lấy hạt ra cũng chỉ được vài trăm gam hạt. Sau đó đem rang lên cho khéo để có được những hạt bàng mập mạp đều nhau.
Hạt bàng sau khi tách ra có màu nâu thẫm như màu gỗ, cắn ra làm đôi sẽ thấy từng lớp màu trắng ngà bên trong xếp cuộn vào nhau như từng vòng đời của cây. Hạt bàng rang có vị bùi bùi và giòn tan khi đưa vào miệng. Mứt hạt bàng là một món quà đặc sản mang đậm dấu ấn khi đi du lịch Côn Đảo. Đến đây mới thấy cuộc sống của người dân nơi đây gắn liền với cây bàng như thế nào. Cây bàng mọc thành hàng thẳng tắp dọc theo những con đường ven biển, và có mặt ở mọi ngóc ngách đường phố. Ở Côn Đảo có những cây bàng cổ thụ hai ba người ôm không xuể.
Quả bàng chín rộ vào mùa hè, tầm tháng 7, tháng 8. Giá bán mứt hạt bàng khá cao, 45.000 đồng một lọ ngọt chừng 200 gam và 55.000 đồng cho lọ mặn cùng trọng lượng. Vào lúc trái mùa, thời tiết khắc nghiệt, mứt hạt bàng có khi lên đến 500.000 đồng – 600.000/kg, vẫn không có đủ bán cho du khách.
Đến đây, du khách sẽ được nghe những câu chuyện cụa cây bàng gắn liền với cuộc sống của những người tù bị lưu đày ở vùng đất Côn Đảo. Vào những mùa đông giá rét, hay mùa hè oi bức, những chiếc lá bàng rụng được tù nhân lượm về cất giấu, lót trên nền đá của trại giam để nằm, mong chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Quả bàng và cả những chiếc lá bàng non có lúc được dùng lót dạ qua ngày. Lá bàng còn được dùng thay giấy để viết thông tin liên lạc giữa những bạn tù hay chép những vần thơ của họ. Mùa cây bàng thay lá được những người tù ghi dấu tháng năm trôi qua chốn địa ngục trần gian giữa biển khơi.